Giá trị văn hóa Đèo_Hải_Vân

Điểm dừng chân trên đỉnh Hải Vân

Nói về Hải Vân, ca dao Việt Nam có câu:

Chiều chiều mây phủ Ải VânChim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn.

Địa thế hiểm trở của Hải Vân cũng được nhắc đến trong câu:

Đường bộ thì sợ Hải VânĐường thủy thì sợ sóng thần hang Dơi.

Thơ đề vịnh về ngọn đèo này cũng có nhiều, song đáng chú ý có bài thơ chữ Nho "Vãn quá Hải Vân quan" (晚過海雲關) của nhà chí sĩ Trần Quý Cáp (1870-1908),

Thôi ngôi vạn nhận cổ hùng quan 崔嵬萬仞古雄關Kỷ độ đăng lâm phủ ngưỡng gian 幾度登臨俯仰間Sầu nhãn vọng cùng thương hải ngoại 愁眼望窮滄海外Nộ quyền huy phá bạch vân đoan 怒拳揮破白雲端Cô chu phân điệu hoang thôn mộ 孤舟分掉荒村暮Quyện điểu đầu lâm cổ mộc hàn 倦鳥投林古木寒Thất lý oanh hồi xuyên quá hậu 七里縈迴穿過後Uất thông giai khí Ngũ Hành sơn 鬱蔥佳氣五行山

tạm dịch ra Việt văn như sau:[12]

Hùng quan chất ngất đỉnh non xây,Bước đã quen nơi cúi ngửa này.Sầu ngập mắt trông ngàn dặm biển,Giận tung quyền phá bốn bề mây.Chiều quang mái trú đìu hiu bến,Mỏi đáp rừng chim lạnh lẽo cây.Bảy dặm quang co đèo vượt khói,Non Hành giai khí ngút trời bay.

Về mặt mỹ thuật, đèo Hải Vân và cửa ải trên đỉnh đèo được triều đình nhà Nguyễn coi trọng nên vua Minh Mệnh đã truyền cho khắc hình vào Dụ Đỉnh, tức đỉnh thứ 8 của Cửu Đỉnh trong sân Thế miếu.